Ánh sáng tự nhiên luôn cần cho mọi hoạt động sống nhưng ánh sáng nhân tạo của hệ thống đèn điện lại không thể thiếu trong bất kì ngôi nhà nào! Để sử dụng tốt và tránh lãng phí nguồn năng lượng, bạn cần tuân thủ theo nguyên tắc và tránh mắc phải những lỗi thông thường.
Ánh sáng cho ngôi nhà luôn được chú trọng để tạo không gian tươi sáng và hài hòa, tăng thêm sự ấm áp và gần gũi giữa mọi người. Nguồn sáng ban ngày có thể lấy từ không gian bên ngoài thông qua việc thiết kế những ô cửa sổ hay cửa thông gió. Vào buổi tối, ánh sáng của những bóng đèn ấm cúng, tinh tế sẽ giúp các căn phòng thêm sáng sủa và sinh động.
Hệ thống ánh sáng đèn cố định được xem xét lựa chọn tốt nhất trong mỗi một căn phòng sao cho vừa không lãng phí năng lượng mà còn phù hợp, chính xác tại từng vị trí cụ thể. Vì thế, sẽ có một vài nguyên tắc rõ ràng cần tuần thủ! Tuy nhiên, vẫn có những lỗi thông thường mà đa phần chúng ta hay mắc phải trong việc lắp đặt ánh sáng. Và bài này sẽ cho bạn một vài gợi ý để khắc phục các lỗi đó!
Nguồn sáng của ngôi nhà nên kết hợp giữa ánh sáng tự nhiên ngoài trời và hệ thống đèn điện bên trong.
Ánh sáng âm trần, âm tường ở mọi nơi
Đèn âm trần, âm tường là lựa chọn dễ dàng nhất cho ánh sáng bao quát, hoàn hảo nhưng lại khá kín đáo. Nếu trang bị loại đèn này, bộ điều chỉnh quang thông với nhiều cấp độ sáng sẽ giúp mỗi không gian trở nên tiện dụng hơn trong nhiều công việc khác nhau.
Tuy vậy, một lỗi sai phổ biến khi hệ thống đèn được phân bố đều đặn khắp nơi, điều này dẫn đến những khu vực cần tập trung ánh sáng thì không đủ sáng và ngược lại. Bạn cần lưu ý về sự hoàn hảo của các lớp ánh sáng khác nhau, đặc biệt là khu vực bàn ăn hay bếp nấu… Mặc khác, nếu muốn tạo cho căn phòng có cảm giác rộng thêm nên sử dụng những bóng đèn có góc chiếu hẹp tạo thành các vệt sáng trên tường, bố trí đèn led một cách cân đối và hợp lý.
Khu vực bếp nấu cần nhiều ánh sáng, ngược lại, khu vực bàn ăn thoáng rộng nên sử dụng đèn chùm để tạo sự ấm cúng, riêng tư.
Quên tăng thêm ánh sáng tại những nơi cần thiết
Khi ngôi nhà lên đèn, nhưng vẫn không đủ ánh sáng tại một vài khu vực chiếm nhiều hoạt động nhất. Trong khi ánh sáng xung quanh lại không quá cần thiết, nó sẽ không giúp bạn tối đa hóa lượng sáng các vị trí nhất định mà bạn cần. Do đó, cần phải lắp đặt thêm nguồn sáng tại những điểm này.
Một vài lựa chọn tuyệt vời là lắp đặt ánh sáng khuất dưới những kệ tủ, ánh sáng từ đèn thả, đèn ốp trần. Cần lưu ý thêm: Nhà bếp và phòng tắm cần lượng ánh sáng tương đối nhiều; Phòng ngủ không cần ánh sáng rực rỡ mà nên tập trung vào những điểm chủ yếu như phía trên đầu giường hay bàn trang điểm; Phòng làm việc cần cường độ ánh sáng ổn định; Phòng khách cần tạo nên những góc sáng góc tối khác nhau.
Đa phần ánh sáng khuếch tán khắp nơi tạo sự êm dịu, ngoài ra, đèn thả bố trí tại bàn ăn, bàn bếp sử dụng đèn ốp trần để tăng cường độ ánh sáng.
Không có sự kiểm soát đối với từng loại ánh sáng khác nhau trong nhà bếp
Khi có nhiều loại ánh sáng khác nhau trong một căn phòng, bạn cần để tối đa hóa sự linh hoạt mà chúng cung cấp. Để đạt được điều này, bạn nên biết cách kiểm soát mỗi loại ánh sáng riêng biệt để làm tăng hiệu quả chiếu chiếu sáng. Bạn có thể làm theo cách này: mỗi nguồn sáng tương ứng với một công tắc hoặc sử dụng một hệ thống điều chỉnh tự động với tùy chọn ánh sáng cài sẵn và kiểm soát, thậm chí được lập trình sử dụng bằng máy tính hoặc điện thoại.
Vì vậy, không cần phải bật các nguồn công tắc đèn nhà bếp lên trong khi tất cả bạn muốn là làm cho một chiếc bánh sandwich nhỏ tại khu vực bếp nấu! Chỉ cần thay đổi loại ánh sáng và độ sáng theo nhu cầu cụ thể cho từng công việc và thời gian khác nhau trong ngày.
Kiểm soát hiệu quả mỗi nguồn ánh sáng và phù hợp với nhu cầu cụ thể cho từng công việc và thời gian khác nhau trong ngày.
Không chú trọng ánh sáng của đèn ốp tường trong phòng tắm
Nếu việc sử dụng một nguồn sáng trần tại phòng tắm là một cách tốt để làm nổi bật và rõ ràng mọi thứ thì nó thực sự không cung cấp đủ sáng cho những công việc quan trọng không kém như cạo râu, mát xa mặt, trang điểm, tạo kiểu tóc… Cần nguồn ánh sáng ở hai bên gương trong tầm mắt và vùng sáng tập trung cho các hoạt động cần sự tỉ mẩn.
Sử dụng đèn ốp tường tại khu vực bồn rửa để đáp ứng các hoạt động cần thiết.
Bỏ qua nhiệm vụ quan trọng của ánh sáng làm điểm nhấn trong phòng khách
Đa phần mọi người đều chú trọng đến không gian xung quanh mà quên mất các chi tiết, các điểm nhấn ánh sáng tạo sự tập trung vào một vị trí nhất định. Ánh sáng môi trường xung quanh nói chung hay nhiệm vụ chiếu sáng từng khu vực chức năng riêng biệt đều cần thiết nhưng, ánh sáng nhấn được sử dụng để làm nổi bật những bức tường, tác phẩm nghệ thuật hay các vật trưng bày sang trọng… Điều này cần thiết đối với phòng khách của bất kì một ngôi nhà nào!
Tập trung một vài nguồn ánh sáng nhấn dành cho tác phẩm nghệ thuật, các vật trưng bày sang trọng… bằng cách sử dụng đèn ốp tường hay đèn pha tiêu điểm.
Sử dụng đèn downlights đối với trần nhà cao
Những gì bạn sẽ nhận được trong trường hợp này là rất nhiều ánh sáng lãng phí, trong khi không gian dường như hơi tối vì ánh sáng khuếch tán ở diện rộng. Khi trần nhà cao, ánh sáng cần cho mỗi một khu vực, đồ dùng phải được chú trọng và nên bổ sung thêm nhiều các nguồn ánh sáng khác nhau.
Đối với trần nhà thấp, ánh sáng downlights, đặc biệt ánh sáng hắt âm trần, là một ý tưởng tuyệt. Còn đối với trần nhà cao, nên sử dụng đèn thả, đèn chùm hay đèn ốp tường. Nguồn sáng đó sẽ tạo ra một cường độ ánh sáng mạnh ở trung tâm hay các vị trí cần thiết.
Một căn phòng có trần cao nên có nhiều loại ánh sáng từ nhiều nguồn sáng như đèn chùm, đèn thả, đèn ốp tường…